Mùa lúa chín Hoàng Su Phì vào thời gian nào?
Từ giữa tháng 9 hàng năm là bắt đầu vào mùa lúa chín các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nói riêng. Tầm này đi Hoàng Su Phì là thích nhất, tha hồ chụp ảnh ruộng bậc thang trải dài ngút ngàn trên các sườn núi.
Ngắm lúa ở đâu là đẹp nhất?
Nhắc đến ruộng bậc thang Hoàng Su Phì không thể không nói đến ruộng bậc thang ở hai xã Bản Luốc và Bản Phùng, đây thực sự là một công trình nhân tạo kỳ vỹ khó nơi nào có được.
+ Ruộng bậc thang Bản Phùng
+ Ruộng bậc thang Bản Luốc
Ngoài ruộng bậc thang, ở Hoàng Su Phì còn địa điểm du lịch nào thu hút?
+ Đỉnh núi Chiêu Thi Lầu
+ Khu mộ cổ của dân tộc La Chí
+ Trải nghiệm đi chợ phiên Hoàng Su Phì
Dăm ba quả trứng, vài chai mật o¬ng, mấy trái su su… đổi lấy túi mì chính, quả pin, cái ô, ít chỉ khâu… nhưng chợ phiên vùng cao lại thấm đậm tình người, bởi đến chợ chỉ là cái cớ để trai gái được gặp nhau, được ngắm nhìn, được khoe những bộ váy áo đẹp nhất.
Ẩm thực Hoàng Su Phì
+ Thịt chuột La Chí: Thịt chuột là món ăn không thể thiếu được trong cuộc sống của người dân La Chí. Đúng như tên gọi, thịt chuột La Chí là một món ăn được làm hoàn toàn từ những con chuột béo múp được bà con ở Hoàng Su Phì bắt về từ ruộng và chế biến một cách tỉ mỉ. Món thịt chuột được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nhưng đặc biệt nhất đó chính là món thịt chuột nướng và thịt chuột gác bếp.
+ Cháo ấu tẩu: Với nguyên liệu chính là gạo nương, chân giò lợn nấu lẫn với củ ấu tẩu tạo thành một món ăn vô cùng độc đáo. Điểm đặc trưng của cháo ấu tẩu là vị đắng, nếu lần đầu ăn bạn có thể phải nhăn mặt nhưng nếu đã ăn quen rất dễ gây nghiện. Bát cháo ấu tẩu thành phẩm có sắc nâu đậm, vị bùi béo, thêm trứng gà, hành, tiêu, ớt và rau mùi dậy lên một mùi thơm ngọt ngào khiến thực khách không thể nào quên.
+ Thắng cố: Thắng cố là một món ăn truyền thống khá là dân dã ở Hoàng Su Phì thường xuất hiện trong các ngày trọng đại và tại những phiên chợ đông người. Thắng cố nghĩa là canh thịt, món ăn được chế biến từ thịt: bò, trâu, ngựa và cả thịt lợn. Tất cả các bộ phận của con vật, gồm: lòng, tim, gan, phổi, tiết, thịt… đến xương đều được cho vào chảo nước ninh nhừ cùng các loại gia vị như: thảo quả, quế, hồi…
+ Cốm nếp: Cũng giống người Thái ở Mường Lò (Yên Bái), người kinh ở Hà Nội… người La Chí ở Hoàng Su Phì làm cốm vào mùa thu khi tiết trời se lạnh, nguyên liệu là lúa nếp non, hạt chỉ vừa mới cứng. Hạt nếp sau khi giã được sàng đãi vỏ xong là ăn được, gói lá chuối để giữ hương vị thơm ngon và lâu hơn.
Địa điểm lưu trú
Làm thế nào để đến Hoàng Su Phì?
+ Phương tiện công cộng
• Từ Hà Nội đến Hà Giang: Từ bến xe Mỹ Đình hàng ngày có rất nhiều các xe khách giường nằm đi Hà Giang, thời gian khởi hành thường khoảng 8-9h tối, đến khoảng 5h sáng các bạn sẽ có mặt tại bến xe Hà Giang.
• Từ Hà Giang đến Hoàng Su Phì: Các bạn có thể lựa chọn thuê xe máy ở Hà Giang, sau khi xe khách đưa các bạn tới bến xe thì nhận xe rồi từ đây di chuyển ngược lại QL2 đi đến Tân Quang thì rẽ vào đường DT177 đi Hoàng Su Phì.
Có một tuyến đường khác có thể chạy xe máy tới Hoàng Su Phì là đi lên phía cửa khẩu Thanh Thủy rồi vượt Tây Côn Lĩnh để sang Hoàng Su Phì.
+ Phương tiện cá nhân
Với các bạn sử dụng phương tiện cá nhân thì có nhiều lựa chọn để khám phá Hoàng Su Phì. Từ Hà Nội có thể lựa chọn hướng QL2 đi Hoàng Su Phì bình thường, sau khi đến Hoàng Su Phì chơi thì rẽ qua Xín Mần, Bắc Hà rồi về lại Hà Nội theo đường Yên Bái. Đi lịch trình này sẽ thành một vòng tròn, không cần quay lại đường đi ban đầu.