Du lịch Bangkok ghé miếu thờ nàng Nak trong ‘Tình người duyên ma’
Địa chỉ của miếu thờ Mae Nak
Là địa điểm cầu tự “miễn nghĩa vụ quân sự” nổi tiếng của du lịch Bangkok
Người đến miếu nàng Nak cúng bái đa phần là những phụ nữ cầu tự hoặc xin cho chồng được miễn nghĩa vụ quân sự. Người dân thường quấn những dải lụa sặc sỡ quanh gốc cây bồ đề trong đền để cầu an, dâng trái cây, vòng hoa cúng, hoa sen và thắp nhang trong chánh điện. Sau đó thương là phóng sinh cá, rùa… xuống dòng kênh Phra Khanong cách đó khoảng 100m.
Truyền thuyết về cô dâu ma Mae Nak
Một ngày nọ, khi Nak đang làm nam phrik (một loại nước chấm kiểu Thái) thì đánh rơi một quả chanh ra hiên nhà. Cô vội vã vươn dài cánh tay từ trong bếp, với lấy quả chanh. Mak chứng kiến tất cả. Đêm hôm ấy, Mak khẽ bảo vợ rằng mình cần ra ngoài đi vệ sinh, rồi biến mất trong bóng đêm.
Phát hiện ra chồng đã bỏ trốn, Nak ngay lập tức lần theo. Mak thấy bóng ma của vợ đuổi theo liền nấp vào một bụi cây đại bi – theo dân gian, những linh hồn rất sợ gai ở lá loài cây này. Sau đó, Mak chạy vào ngôi đền Wat Mahabut gần đó, một chốn linh thiêng không hồn ma nào có thể xâm nhập. Trong cơn phẫn uất, Nak trút giận lên người dân ở khu Phra Khanong vì khiến chồng rời xa mình. Một pháp sư được triệu tới thu phục linh hồn Nak, nhốt lại trong một bình đất nung và thả trôi theo dòng kênh.
Những biến thể về cái kết của linh hồn nàng Nak
Nhưng sau đó, nhà sư Somdet Phra Buddhacarya (1788-1872) nổi tiếng dưới triều Chakri, vương quốc Xiêm, đã thu phục được Nak. Vị thiền sư thổi linh hồn Nak vào mảnh sọ trước trán của chính cô và buộc vào một dải thắt lưng. Những lời đồn thổi kể rằng dải thắt lưng sau này được Đô đốc Hoàng tử Abhakara Kiartivongse (1880-1923) của vương quốc Xiêm lưu giữ.
Trong một phiên bản khác của truyền thuyết này, người dân Thái tin rằng nhà sư đã thuyết phục được Nak rằng cô sẽ gặp lại chồng dưới cõi âm, nhờ vậy cô tình nguyện buông bỏ sân si để siêu thoát.
Không có phản hồi