Thắng cố
Nếu như ở miền Nam, người ta chuộng phá lấu được nấu từ nội tạng của bò thì trên miền non cao phía Bắc Tổ quốc, món thắng cố cũng phổ biến chẳng kém. Thắng cố là một món ngon Sapa chế biến chủ yếu từ nội tạng ngựa, một nồi thắng cố có thịt, gan, tim, lòng, tiết ngựa và 12 thứ gia vị gồm thảo quả, sả, quế chi, gừng và nhiều thứ gia vị gia truyền khác.
Thắng cố thường ăn kèm với các loại rau nhúng như ngồng su hào, cải mèo, cải lẩu… kết hợp với chén rượu ngô nồng ấm. Vốn dĩ bình thường đã ngon đến khi kết hợp cùng nhau lại làm người ta càng thêm say lòng, một cảm giác lâng lâng dễ chịu khó tả, chỉ muốn ăn hoài mà thôi.
Cơm lam
Lạp xưởng hun khói
Hầu hết du khách đến Sapa đều lựa chọn lạp xưởng hun khói về để thưởng thức và làm quà. Lạp xưởng ở đây rất đặc biệt. Để làm ra món đặc sản Sapa này người ta thường ướp rượu, nước gừng cùng với những gia vị đặc trưng vào trong nguyên liệu chính. Sau đó, những miếng thịt lợn nửa nạc, nửa mỡ ấy sẽ được hun khói trong bếp. Hương thơm của món ăn này thì vô cùng quyến rũ.
Gà nướng mắc khén
Lợn cắp nách
Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp là món đặc sản Sapa được lòng tất cả các du khách. Không giống như khô bò của người miền xuôi, điều làm nên cái vị đặc trưng của món ăn này chính là ở gia vị. Trong đó, lá mắc khén chính là nguyên liệu làm nên sự khác biệt đó. Thịt trâu gác bếp bên ngoài có màu nâu sẫm nhưng bên trong khi xé ra lại có màu đỏ tự nhiên. Lúc thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được chút nồng của khói bếp, vị ngọt bùi của thịt trâu, vị cay xé của lá mắc khén đã tạo nên một hương vị tuyệt vời.
Cá suối Sapa
Cá suối Sapa chiên hoặc nướng đều là những món ngon Sapa không ai có thể chối từ. Cá suối Sapa không có vị tanh, nhưng xương cá nhiều nên thường được chế biến bằng phương pháp chiên giòn để ăn cả xương lẫn thịt. Khi thưởng thức người ta thường ăn cá chấm mắm chanh ớt và cải ngồng luộc. Cá bùi bùi, lớp vảy mỏng sờn, thịt thơm và ngọt càng ăn càng mê.