Khám phá thành phố màu hồng độc đáo của Ấn Độ, Jaipur
Thành phố Jaipur phủ hồng để đón tiếp hoàng tử Albert
Nguyên do là vì người cai trị khi đó là Raja Jawai Singh tin rằng nếu như phủ toàn bộ thành phố bằng màu hồng thì Hoàng gia Anh sẽ hiểu được tình cảm chân thành và hiếu khách của Jaipur.
Thành phố Jaipur nổi tiếng với hàng loạt các di sản văn hoá như pháo đài, cung điện, những công trình mang phong cách hoàng gia. Người dân Jaipur luôn tự hào về những di sản văn hoá trong thành phố, trong đó phải kể đến pháo đài và cung điện mang hơi thở cổ kính với lối kiến trúc cổ xưa của một đô thị buôn bán, bao quanh là những bức tường thành cao vút cùng hàng loạt cửa hàng xây bằng đá hoa cương hồng.
Pháo đài Amber
Kiến trúc Amber hoàn toàn khác biệt với những pháo đài gần đó, khi bên ngoài giống như căn cứ quân sự, nhưng bên trong lại là khung cảnh ấm áp và hệ thống đồ sộ các phòng, đại sảnh, vườn cây cắt tỉa hay những tháp canh với tầm nhìn rộng lớn.
Càng đi sâu vào bên trong, du khách càng bị hớp hồn với những bức tranh tường, đường nét chạm khắc, hoạ tiết mang dấu ấn của đạo Hồi và đạo Hindu. Đến tham pháo đài, bạn có thể ghé thăm đền Kali, hay còn gọi là đền Shila Devi, một phần kiến trúc của pháo đài, nổi tiếng bởi sự linh thiêng. Amber được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 2013.
Cung điện gió Hawa Mahal
Điểm đặc biệt của Hawa Mahal chính là hệ thống 953 ô cửa sổ với những hình vẽ được chạm trổ tinh xảo, lạ mắt. Chính vì thế, cung điện còn được ví như chiếc “tổ ong” đón gió, điều hoà không khí.
Hawa Mahal là sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc Hindu Rajput và Hồi giáo Mugha. Phong cách Rajput được thể hiện dưới dạng mái vòm và nghệ thuật trang trí, trong khi kiến trúc Hồi giáo thể hiện qua cách chạm khắc và chế tác với đá.
Ban đầu, Hawa Mahal được xây dựng như một khu phức hợp riêng biệt dành cho phụ nữ hoàng gia. Từ đây, họ có thể hàng ngày ngắm cuộc sống của người dân qua các ô cửa sổ mà không cần lộ mặt trước công chúng.
Cung điện Nước Jal Mahal
Mặc dù bề ngoài cung điện trông như tòa nhà một tầng, nhưng thật ra kiến trúc này có tận 5 tầng với bốn tầng chìm dưới nước. Tuy nhiên, bên trong cung điện không có phòng ở, thay vào đó là khu vườn, và du khách sẽ được chiêm ngưỡng kỳ quan tuyệt đẹp này khi đi thuyền quanh khu vực ấy.
Giếng nước bậc thang Chand Baori
Không có phản hồi