VŨ HÁN, NƠI GIAO THOA GIỮA QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI
Vũ Hán được thiên nhiên biệt đãi khi tập trung đủ cả ba yếu tố địa hình: sông Dương Tử hay còn gọi là Trường Giang, con sông dài thứ 3 thế giới; hồ Đông Hồ, Nguyệt Hồ,…; núi Lạc Già Sơn, Võ Đang,…. Đứng trên Hoàng Hạc lâu, trông ra xa, có thể thấy sự mênh mông, bất tận của dòng Dương Tử xanh thẳm. Đây là nguồn huyết mạch không chỉ riêng của người dân Vũ Hán, mà cả cổ kim Trung Hoa bao đời nay.
Hiện nay, Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc và có số dân nhất miền trung Trung Quốc. Thành phố này không chỉ là trung tâm về kinh tế, thương mại mà còn là nơi hội tụ cả những kì quan tuyệt đẹp về thiên nhiên cũng như lịch sử đất nước Trung Hoa.
Hoàng Hạc Lâu
Hoàng Hạc Lâu là một trong 3 công trình kiến trúc lầu tháp cổ nhất của Trung Hoa, với tuổi thọ gần 1.800 tuổi, Hoàng Hạc Lâu trở thành một trong ba công trình lầu tháp cổ nhất tại Trung Hoa. Nơi đây còn là thắng cảnh nổi tiếng gắn liền với trận Xích Bích, Khổng Minh mượn gió đông, Khuất Nguyên viết Ly tao, Tôn Quyền xem trận thế…trong thời Tam quốc diễn nghĩa.
Cầu Vũ Hán Trường Giang
Đại học Vũ Hán
KINH CHÂU CỔ TRẤN
Đến Kinh Châu Cổ Trấn còn là cơ hội để bạn chinh phục Đỉnh Thần Nông và chiêm ngưỡng khung cảnh bồng bềnh như chốn thần tiên giữa hạ giới, xung quanh mây lưng chừng mắt, rồi ngắm nhìn mặt trời đang từng chút mọc trên đỉnh đầu, để những vạt nắng chiếu xuyên qua mây tạo thành khung cảnh nửa hư nửa thực.
ĐẬP THỦY ĐIỆN TAM HIỆP
Đập Tam Hiệp như môt cấu trúc khổng lồ được thực hiện bởi bàn tay con người, dù thế nào, môt lần chứng kiến tận mắt nhà máy thủy điện lớn nhất trên hành tinh chúng ta chắc chắn sẽ khiến bạn trầm trồ.
TƯƠNG DƯƠNG, VÙNG ĐẤT ANH HÀO TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KIM DUNG
Tương Dương là một địa cấp thị ở phía tây bắc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Nó được tạo thành từ hai thành phố nổi tiếng trong văn hóa và lịch sử Trung Quốc là Tương Dương và Phàn Thành.
Nếu bạn là một fan của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, bất cứ fan kiếm hiệp nào cũng sẽ thấy được điểm chung rằng: Địa danh Tương Dương thường xuyên được tác giả nhắc đến, thậm chí còn nhiều lần xuất hiện với vai trò rất quan trọng trong diễn biến cốt truyện. Qua ngòi bút tài tình của mình, không dưới trăm lần nhà văn Kim Dung đã mô tả về Tương Dương như một vùng đất mà hào kiệt khắp chốn võ lâm giang hồ đều muốn tìm về tề tựu.
Thành Tương Dương
Với vị trí địa lý mang tính chiến lược, trong những lần cát cứ phân tranh, nước nào chiếm được thành Tương Dương coi như có lợi thế rất lớn về mặt quân sự. Do vậy trong lịch sử Trung Quốc, các cuộc chiến lớn thường xảy ra xung quanh tòa thành cổ này.
Bên cạnh vị trí chiến lược trong quân sự thời chiến, thành Tương Dương còn được nhiều lần đưa vào tiểu thuyết:
+ Trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, đây là nơi diễn ra sự kiện Lưu Bị ba lần cầu Khổng Minh.
+ Trong Xạ Điêu Tam Bộ Khúc của Kim Dung, đây là nơi Quách Tĩnh phòng thủ chống quân Mông Cổ trong nhiều năm. Đại hãn Mông Ca bị Dương Quá ném đá chết cũng tại thành này (thực tế Mông Ca chết tại thành Điếu Ngư).
Quan Vũ Lăng
Quan Vũ (tự Vân Trường) là vị tướng nổi tiếng thời Tam quốc của nhà Thục Hán. Ông góp phần quan trọng giúp Lưu Bị lập nhà Thục Hán và là người đứng đầu trong ngũ hổ tướng. Sau khi qua đời, Quan Vũ được hậu táng ở 2 ngôi mộ, phần đầu được chôn tại Lạc Dương, phần thân thì táng tại Đương Dương. Dân gian sau này lưu truyền câu nói về Quan Vũ, rằng: “Đầu nằm Lạc Dương, thân nằm Đương Dương, hồn về cố hương”.
Quan Vũ chết trong thời loạn nên hai ngôi mộ ban đầu khá đơn sơ. Đến thời nhà Tùy và sau này là nhà Đường, mộ Quan Vũ được tu sửa, trên nên bề thế, tráng lệ hơn. Đến thời nhà Minh, hai ngôi mộ Quan Vũ đều trở thành “Quan lăng” với quy mô khổng lồ, vô cùng uy nghi. Tới thời nhà Thanh, Quan Vũ được tôn làm “Trung thần nghĩa sĩ vũ linh hữu nhân dũng uy hiển quang thánh đại đế”. Điều đáng chú ý là suốt 1.800 năm, hai ngôi mộ của Quan Vũ vẫn không kẻ nào dám động tới. Lý do là bởi sau khi qua đời, hình tượng của Quan Vũ dần được thần thánh hóa, được hậu thế tôn thờ.
Quan Vũ được đời đời tôn sùng, người người đều kính trọng sự trung nghĩa và tinh thần thượng võ của ông. Ở nhiều nơi, Quan Công còn được thờ phụng như Thần tài. Từ dân kinh doanh, quan chức cho tới cả những thế lực ngầm đều sùng bái Quan Công.
Núi Võ Đang
Ngoài đời thật, núi Võ Đang hay còn gọi là núi Thái Hòa, là một dãy núi nằm ở phía Nam thành phố Thập Yển, Tây Bắc của tỉnh Hồ Bắc với ngọn núi chính là Hải Bạt cao 1612 m. Phong cảnh nơi đây rất hùng vĩ nên thơ, là đất thánh của võ thuật Đạo giáo với phái Thái Cực quyền và Bát Quái chưởng được phát triển từ thế kỷ 13.
Đoạn đường dài 70 km từ chân núi đến đỉnh núi Võ Đang có đến 32 đền thờ Đạo Giáo chủ yếu được xây dựng theo lối kiến trúc thời nhà Nguyên, Minh, Thanh. Đạo Giáo ở Võ Đang thịnh vượng nhất vào thời Minh. Ngọn núi xinh đẹp này cũng được công nhận là Di sản thế giới vào năm 1994.
Một kiến trúc độc đáo không thể bỏ qua khi đến thăm núi Võ Đang, đó là tòa Trúc Kim Điện làm bằng đồng mạ vàng nặng đến 405 tấn,được xây dựng từ năm 1416 trên đỉnh núi. Với không gian hùng vĩ, u tịnh, Võ Đang thu hút du khách gần xa đến để không chỉ thưởng ngoạn mà còn là được đắm mình vào thiên nhiên trong lành, không gợn chút bụi trần.